UBND Thị trấn Yên Thịnh
Thứ ba, ngày 10/12/2024
Chào mừng bạn đến với Website Thị trấn Yên Thịnh - Yên Mô - Ninh Bình

Nguy cơ nhiễm bệnh bạch hầu ở người lớn

Thứ năm, 11/07/2024

Nguy cơ nhiễm bệnh bạch hầu ở người lớn

 

 

Vi khuẩn hình que (Corynebacterium Diphtheriae) là tác nhân gây bệnh truyền nhiễm cấp tính bạch hầu. Đặc trưng bệnh lý là quá trình viêm kết hợp với sự hình thành màng Fibrin tại vị trí xâm nhập của ngoại độc tố, tác nhân vào máu, khiến cơ thể gặp biến chứng nặng do nhiễm độc.

Mức độ nguy hiểm truyền nhiễm của bạch hầu được đánh giá nằm ở nhóm B theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm. Dẫn đến những biểu hiện cấp tính như có giả mạc ở thanh quản, mũi, hầu họng,… Các biến chứng khi bị nhiễm bạch hầu phải kể đến cụ thể là:

  • Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh bạch hầu sẽ làm rối loạn nhịp tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, viêm cơ timsuy tim thậm chí trụy tim mạch đột ngột gây tử vong.
  • Người bệnh có thể bị liệt cơ hoành, gây yếu cơ ở chân và tay, tổn thương thần kinh cổ họng, liệt cơ vận nhãn, trong 3 tuần đầu khẩu cái mềm dễ bị liệt. Ngoài ra, liệt cơ hoành dẫn đến triệu chứng suy hô hấp và viêm phổi.
  • Bên cạnh đó, bạch hầu còn là nguyên nhân gây suy hô hấp do tắc nghẽn đường thở, viêm kết mạc, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận, thoái hóa thận, hoại tử ống thận,…
  • 10% người bệnh sẽ tử vong nếu không được điều trị kịp thời và chưa từng tiêm vacxin, ngay cả khi đã dùng thuốc chống huyết thanh cũng như kháng sinh.

tiem-chung-bach-hau-cho-nguoi-lon-2

Bệnh bạch hầu gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân gây bệnh và người lớn có khả năng bị không?

Vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium Diphtheriae là nguyên nhân gây bệnh. Thông qua đường hô hấp, bạch hầu rất dễ lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Ngoài ra, nếu bạn chạm vào vật dụng dính chất bài tiết của người nhiễm bạch hầu cũng có nguy cơ bị lây. Kể từ lúc nhiễm bạch hầu sau khoảng 6 tuần, bệnh nhân đã có khả năng truyền bệnh cho người khác, ngay cả khi không xuất hiện triệu chứng gì.

Từ khi mới sinh ra, trẻ em đã được tiêm phòng bạch hầu, nên bệnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể lây lan ở những địa điểm có tỷ lệ tiêm vacxin bạch hầu thấp. Ở nơi đó, người già trên 60 tuổi và trẻ em dưới 5 tuổi rất dễ bị nhiễm bệnh. Nguy cơ mắc bệnh cao cũng xảy ra với những trường hợp sau:

  • Chưa được tiêm chủng đúng lịch và đủ mũi.
  • Du lịch đến quốc gia không được chủng ngừa vacxin bạch hầu.
  • Gặp chứng rối loạn miễn dịch do AIDS.
  • Môi trường sống quá đông đúc, chật hẹp, thiếu vệ sinh.

 bất kỳ ai cũng có thể bị bạch hầu dù là người lớn hay trẻ em nếu chưa được tiêm phòng bệnh bạch hầu. Do đó, tiến hành tiêm chủng bạch hầu cho người lớn là vô cùng cần thiết.

tiem-chung-bach-hau-cho-nguoi-lon-1

Vi khuẩn bạch hầu là nguyên nhân gây bệnh

 

Có nên tiêm chủng bạch hầu cho người lớn?

Mọi người nên che miệng khi hắt hơi hoặc ho, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, hạn chế tiếp xúc với người đang nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc người bệnh, giữ vệ sinh hằng ngày để tránh mắc bạch hầu.

Đặc biệt, tiêm vacxin là phương pháp để ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả và an toàn nhất. Vậy người lớn có tiêm vacxin bạch hầu được không? Dù là người lớn hay trẻ em đều cần chủng ngừa bạch hầu theo đúng phác đồ. Vì gần như không có chống chỉ định cho vacxin bạch hầu.

Sau khi chủng ngừa, một số phản ứng của vacxin có thể xuất hiện như đau, sưng đỏ tại vị trí tiêm, sốt và sẽ tự khỏi trong vòng 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, bạn cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám khi đối mặt với triệu chứng phát ban trên da, sốt cao không đáp ứng thuốc, tím tái, khó thở, hôn mê, ngủ li bì,…

Tiêm chủng bạch hầu cho người lớn mang đến kháng thể chống lại mầm bệnh và nâng cao sức khỏe, giúp cơ thể tránh được những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Do đó, bạn cần nắm rõ lịch tiêm để thực hiện sớm nhất có thể.

tiem-chung-bach-hau-cho-nguoi-lon-3

Tiêm chủng bạch hầu cho người lớn rất cần thiết

 

Các mũi tiêm bạch hầu cho người lớn

Mũi tiêm bạch hầu cho người lớn cụ thể như sau:

Nếu bạn đã được chủng ngừa các mũi đơn giản trước đó, hãy tiêm 1 mũi và nhắc lại sau mỗi 10 năm/lần. Trong trường hợp không rõ tiền sử tiêm hoặc chưa từng chủng ngừa cần thực đủ 3 mũi:

  • Mũi 1: Bất kỳ lúc nào.
  • Mũi 2: Cách lần tiêm đầu tiên tối thiểu 1 tháng.
  • Mũi 3: Cách lần tiêm thứ hai tối thiểu 5 tháng.
  • Sau mỗi 10 năm vẫn cần tiêm nhắc lại.

Lưu ý thêm, phụ nữ mang thai từ tuần 27 đến dưới 35 tuần, có thể chủng ngừa nhắc lại vacxin bạch hầu để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và em bé thật tốt.

Trên đây là lịch tiêm chủng bạch hầu cho người lớn cơ bản. Tùy theo độ tuổi, tình hình sức khỏe của từng cá nhân,… bác sĩ sẽ có chỉ định tiêm và gợi ý phác đồ phù hợp nhất.

tiem-chung-bach-hau-cho-nguoi-lon-4

Bạn cần tuân thủ đúng lịch tiêm chủng

Loại vacxin nào ngừa bệnh bạch hầu cho người lớn?

Hiện nay, tại Việt Nam có hai loại vacxin dành cho người lớn được sử dụng rộng rãi là:

  • Vacxin Adacel đến từ Pháp. Chỉ định cho trẻ em từ 4 tuổi đến người trưởng thành dưới 64 tuổi.
  • Vacxin Boostrix đến từ Bỉ. Chỉ định cho trẻ em từ 4 tuổi đến khi trưởng thành (không giới hạn độ tuổi của người lớn).

Người cập nhật: Lê Thanh Hải

Thông tin truy cập

Truy cập: 785822

Trực tuyến: 5

Hôm nay: 301