UBND Thị trấn Yên Thịnh
Thứ bảy, ngày 21/09/2024
Chào mừng bạn đến với Website Thị trấn Yên Thịnh - Yên Mô - Ninh Bình

Thời gian cho uống phòng bệnh giun sán của trạm Y tế Thị Trấn Yên thịnh cho các em trường tiểu học Yên Phú và Tiểu học yên Thịnh ngày 21-22/5/2024

Thứ tư, 15/05/2024

 

Kính thưa: Toàn thể nhân dân và các em học sinh và các thày cô giáo các cha mẹ là phụ huynh học sinh trường học Yên Phú Và  tiểu học thị trấn Yên Thịnh.

    Như chúng ta biết trẻ em Việt Nam tỉ lệ nhiễm giun chiếm tỉ lệ tương đối cao (80-90%) bị nhiểm giun, tức là cứ 10 em thì có 8-9 em bị nhiễm giun.

Đặc biệt là các bệnh giun truyền qua đất  như giun đũa, giun tóc, giun kim và giun móc. Gọi giun truyền qua đất vì chúng có một giai đoạn sống ở ngoại cảnh, sau đó xâm nhập vào người để gây bệnh.

 nguyên nhân và đường lây truyền:.

  • Nguyên nhân.

Nguyên nhân chính là do giun sống trong ruột người, hàng ngày chúng đẻ ra rất nhiều trứng. Trứng theo phân ra ngoài đất phát triển rồi lại quay trở lại nhiểm bệnh cho người khác và cho chính mình.

Khi trẻ ở bẩn, không được chăm sóc chu đáo, do trẻ ham chơi tay không sạch mút vào miệng, ngậm đồ chơi bám bụi bẩn, tay bẩn cầm bánh kẹo,ăn thức ăn chưa chín .
  Mặt khác, do ruồi nhặng bám vào chỗ bẩn, phân rác, rồi lại bám vào thức ăn mang theo trứng giun, từ đó trứng giun sẽ dễ dàng chui vào ruột trẻ và sinh sản rất nhanh.
          Có nhiều loại giun sán, nhưng trẻ thường hay bị giun đũa và giun kim. Ngoài ra còn có nhiều loại khác như sán lá, sán dây và các loại giun chỉ, giun móc, cũng có thể mắc ở trẻ con, nhưng ít hơn.

- Đường lây truyền và tác hại của giun.

   - Giun tóc, giun đũa: lây nhiễm chủ yếu là qua đường miệng do chúng ta ăn phải thức ăn bẩn. khi vào miệng trứng nở thành giun. Nhờ hút các chất dinh bổ ở người, chúng phát triển thành giun trưởng thành rồi lại đẻ trứng.

      Tác hại: Giun sống trong ruột người gây ra rất nhiều tác hại, nhất là đối với cơ thể trẻ em. Chúng hút các chất dinh dưỡng làm cơ thể gầy yếu, chậm phát triển, kém thông minh. Giun còn tiết ra các chất độc làm cho cơ thể có thể bị nhiễm độc. xanh xao, vàng vọt, kém ăn. Đôi khi giun còn gây đâu bụng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: tắc ruột, giun chui ống mật…

  - Giun móc: lây nhiễm chủ yếu là qua da do trứng giun khi ra ngoài đất nở thành ấu trùng, ấu trùng này chui qua da khi tiếp xúc trực tiếp với đất.

     Tác hại: Giun móc bám vào ruột hút máu làm cơ thể các em bị thiếu máu, xanh xao, mệt mỏi, chậm phát triển, học kém, hay buồn ngủ trong giờ….

-  Chữa bệnh giun sán:

          Khi chữa trị cần phải chú ý, vì các em có thể bị mắc nhiều loại, thí dụ vừa giun đũa lẫn giun kim, hoặc giun móc lẫn giun kim v.v... Vì vậy phải thử xem phân có loại giun nào, để chọn thuốc có tác dụng, đồng thời trên nhiều loại giun sán; nên tẩy đúng lúc và chú ý liều lượng dùng để tránh trường hợp bất thường là giun sán bị kích thích, đi lạc chỗ như chui vào ống mật chẳng hạn, rất nguy hiểm cho chúng ta nếu chẩn đoán  không ra.

  Tốt nhất cứ 6 tháng, chậm là 12 tháng, chúng ta nên tẩy giun một lần;

- Biện pháp phòng ngừa nhiễm giun.

 - Rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi chơi trên đất và trước khi đi đại tiện.

 - Luôn cắt móng tay sạch và không mút ngón tay.

 - Luôn đi giầy dép và không ngồi lê trên đất.

 - Không ăn thức ăn chưa rửa sạch.

 - Không ăn thức ăn chưa nấu chín.

 - Không uống nước khi chưa đun sôi.

 - Đại tiện đúng nơi qui định.

 - Vận động cha mẹ xây hố xí hợp vệ sinh, không dung phân tươi bón ruộng, nuôi cá.

 - Tẩy giun đều đặn năm 2 lần, vận động mọi người trong nhà cùng tham gia tẩy giun.

 - Vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ.

Đó là nguyên nhân, đường lây truyền, chữa bệnh giun sán và các cách phòng ngừa bệnh, các em cần nắm chắc để phòng tránh những bệnh giun truyền qua đất.    

  • Thời gian cho uống là ngày 21-22/5/2024
  • Địa điểm tại các trường tiểu học .

Trên đây là bài tuyên truyền phòng bệnh giun sán của trạm Y tế Thị Trấn Yên thịnh cho các em trường tiểu học yên Phú và Thị Trấn yên Thịnh ,đề nghị các bậc cha mẹ hãy áp dụng và dạy con em mình ăn ở vệ sinh sạch sẽ đúng cách để hạn chế mắc bệnh giun sán

Thay mặt trạm Y tế thị trấn. Trưởng trạm - Bác sỹ Lê Thị Dáng

Thông tin truy cập

Truy cập: 709125

Trực tuyến: 42

Hôm nay: 557